Cụ Sự trải lòng : “Nếu nhà nước muốn đưa tôi vào viện dưỡng lão sống nốt quãng đời còn lại, để được sống trong sung túc…Tôi sẽ từ chối. Tôi chỉ ở đây vì quen rồi, còn phải lo hương khói cho người thân nữa.”
“Nhân vật chính” được nhắc đến là cụ Sáu (tên thật Nguyễn Văn Sự, ngụ Đức Hòa, Long An), nay đã tròn 101 t.uổi. Thay vì an hưởng t.uổi già hay được cháu con phụng dưỡng, cụ lại đảm nhận vai trò nhang khói cho cùng lúc 7 người thân trong chính nơi mà bản thân đang ở. Cảnh sống 1 người – 7 ngôi mộ làm ai nghe cũng rợn người nhưng không khỏi lấy làm thương xót.
Chỗ ở của ông cụ gọi nhà cũng được mà bảo lán dựng tạm cũng chẳng sai. Nguyên nhân là ngoài chiếc giường, chiếc tủ và tivi cũ thì chẳng còn vật gì đáng giá. Vị trí trung tâm cũng chẳng có bàn ghế mà thay vào đó là 4 ngôi mộ màu đỏ của bố mẹ, anh ruột và vợ cụ. Chưa kể, xung quanh hông nhà còn có thêm 3 ngôi mộ nhỏ của 3 cậu con trai. Chia sẻ với chủ kênh YouTube Độc Lạ Bình Dương, cụ Sáu cho hay: ” 3 đứa con tôi chúng nó đoản số nên mất sớm, tôi quyết định để phần mộ ở đây luôn để tiện bề chăm sóc“.
Nghe kể “sương sương”, ai cũng tưởng cụ Sáu chẳng còn người thân nào cả. Thế nhưng, thực tế là cụ vẫn còn một cậu con trai. Vì không hợp tính, con chăm chăm lo cho nhà vợ mà đôi bên mỗi người một ngả. Ngày qua ngày, cụ Sáu sống dựa vào số tiền trợ cấp 2 triệu đồng mỗi tháng cùng sự giúp đỡ của bà con lối xóm. Vì có “mình ên” nên việc cụ phải tự tay làm mọi thứ cũng là lẽ đương nhiên.
Bất kể là nấu ăn, giặt giũ hay quét dọn thì cụ đều phải tự làm.
May mắn là dù qua t.uổi 100 nhưng cụ Sáu vẫn cực kì minh mẫn, chỉ bị lãng tai một tí mà thôi.
Đối diện với câu hỏi “sống chung với 7 ngôi mộ có sợ không”, cụ Sáu nhanh chóng trả lời: ” Sao mà phải sợ vì đây là người thân. Ngày nào tôi cũng đốt nhang khói để bố mẹ, anh và vợ con phù hộ cho tôi mạnh giỏi, không bệnh hoạn gì“. Chưa dừng lại ở đó, ông cụ còn khẳng định chắc nịch rằng bản thân sẽ từ chối nếu ai đó ngỏ lời đưa vào viện dưỡng lão vì ” ở đây riết quen rồi
“.Tương tự như cụ Sáu, người phụ nữ t.uổi lục tuần tên Nguyễn Thị Vân (ngụ huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) cũng từng gây chú ý khi đặt mộ của 2 người thân ở trong nhà. Sau khi con trai mất hơn 3 tháng thì chồng của bà cũng “ nhắm mắt xuôi tay”. Quyết định kể trên cũng là để làm tròn lời hứa vì trước lúc ra đi chồng bà từng trăng trối: ” Để tôi ở trên con á, bà thì còn nhiêu ở nhiêu“.
Không có nỗi đau nào bằng việc đưa tiễn người thân về nơi yên nghỉ cuối cùng. Cái cảnh sống cùng những ngôi mộ có thể hơi đáng sợ trong mắt người ngoài nhưng với người trong cuộc như cụ Sáu hay bà Vân thì lại chính là niềm an ủi. Người thân lúc này vẫn bên cạnh họ, chỉ là theo một cách đặc biệt hơn thôi.